Chiều 30/11 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở dự án “Đánh giá khí hậu quốc gia” do TS Nguyễn Xuân Hiển – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì.
Hội đổng nghiệm thu có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu trong và ngoài Viện.
Tại buổi nghiệm thu, TS. Đặng Quang Thịnh, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu đã trình bày các nội dung chính của dự án như: Mục tiêu, nội dung, sản phẩm, kết quả mà đề tài đã đạt được.
TS. Đặng Quang Thịnh trình bày tại buổi nghiệm thu (Nguồn: Tạp chí khoa học BĐKH)
Trong đó, dự án gồm có 3 mục tiêu cụ thể là: 1. Đánh giá được hiện trạng khí hậu, dao động khí hậu và biến đổi của khí hậu Việt Nam; 2) Đánh giá được tác động của khí hậu và BĐKH đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội; 3)Đánh giá được kết quả của hoạt động ứng phó với BĐKH; 4) Xây dựng được dự thảo báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia..
Nội dung và các hoạt động chủ yếu của dự án: 1) Kế thừa, thu thập, phân tích dữ liệu và tài liệu liên quan đến nội dung thực hiện của dự án; 2)Đánh giá hiện trạng khí hậu Việt Nam; 3)Đánh giá dao động khí hậu và biến đổi của khí hậu Việt Nam so với trung bình khí hậu; 4) Đánh giá tác động của BĐKH tới thiên tai, tài nguyên, môi trường và hệ sinh thái; 5) Đánh giá tác động của BĐKH tới các hoạt động KT-XH, các vấn đề liên ngành, liên vùng và liên lĩnh vực; 6)Đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH; 7)Đánh giá mức độ phù hợp của kịch bản BĐKH, việc sử dụng kịch bản BĐKH trong hoạt động ứng phó với BĐKH; 8)Xây dựng dự thảo báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia.
- Đánh giá được hiện trạng khí hậu của Việt Nam:
· Số ngày mưa lớn có xu thế tăng ở các vùng ĐB, BTB, NTB, TN và tb cả nước, xu thế giảm ở các vùng TB, ĐBBB, NB
· Nhiệt độ trung bình VN tăng nhanh hơn so với trung bình toàn cầu
- Đánh giá được tác động của BĐKH tới các tài nguyên, môi trường hệ sinh thái hay kinh tế xã hội:
· D/c trên các LVS theo các KB BĐKH hầu hết đều tăng so với thời kỳ cơ sở.
· BĐKH đều có tác động bất lợi đến các loại tài nguyên: Đất, rừng, biển và hải đảo, khoáng sản, năng lượng, ĐDSH.
· BĐKH tác động mạnh đến biến động hải văn, thủy động lực biển; biến động thủy văn nước mặt, nước ngầm; biến động khí tượng khí hậu; biến động đất đai; HST.
· BĐKH tác động mạnh đến các hoạt động KT-XH
· Làm gia tăng nhu cầu tưới của cây trồng
· Nhiệt độ và lượng mưa tăng cũng tạo đk cho cây trồng phát triển mạnh hơn à Năng suất của phần lớn cây trồng đều tăng.
· BĐKH tác động tiêu cực đến các hoạt động KT-XH khác như: Chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, GTVT, năng lượng, đô thị, du lịch, sức khỏe cộng đồng.
- Đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, mức độ phù hợp của kịch bản BĐKH hay mức độ sử dụng của kịch bản BĐKH