Hỗ trợ các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) tại Việt Nam
Tên nhà tài trợ: Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn hạt nhân Đức (BMUB)
Cơ quan thực hiện: Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ)
Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT)
Đối tác thực hiện: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (IMHEN)
Thời gian thực hiện: 2014 - 2018
Liên hệ: Anna Pia Schreyoegg (anna.schreyoegg@giz.de)
Bối cảnh
Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại Đông Nam Á; tuy nhiên, mặt trái của tăng trưởng kinh tế nhanh chính là lượng phát thải khí nhà kính (KNK) ngày càng gia tăng của Việt Nam, theo dự báo lượng phát thải sẽ tăng gấp ba lần: Năm 2000, Việt Nam phát thải 150 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ), con số này đã là 245 triệu tấn sau 10 năm, được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng và đến năm 2030 lượng KNK phát thải có thể sẽ ở mức 760,5 triệu tấn CO2tđ.
Mặt khác, Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã coi Việt Nam, với đặc thù đường bờ biển dài, là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Chính vì lý do đó, biến đổi khí hậu được coi là một vấn đề trọng tâm của quốc gia này.
Chính phủ Việt Nam đã chủ động tiếp cận chính sách khí hậu toàn cầu và bước đầu xây dựng và thực hiện các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA). NAMA không chỉ thể hiện sự đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp bền vững mà còn có một số đồng lợi ích tùy thuộc vào phạm vi của chúng, chẳng hạn như cải thiện sức khỏe cộng đồng do giảm ô nhiễm từ giao thông, tăng tỷ lệ điện khí hóa nông thôn do phát triển mở rộng năng lượng tái tạo. Các NAMA nói trên cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV).
Trong giai đoạn 5 năm tới, Việt Nam hướng đến việc xây dựng và thực hiện một số NAMA trong các lĩnh vực cụ thể với hỗ trợ của các đối tác phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ dự kiến sẽ triển khai hệ thống MRV cho phép một quá trình ra quyết định tổng thể, toàn diện và có tính hệ thống để xác định mức độ ưu tiên cho các chiến lược, hành động giảm thiểu khí nhà kính và xác định các kịch bản phát thải cơ sở.
Mục tiêu
Việt Nam xây dựng và triển khai những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu qua hệ thống MRV. Vị thế quốc gia được tăng cường trên các bàn đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu.
Cách tiếp cận
Bằng việc hỗ trợ Bộ TN&MT, dự án hướng tới tăng cường năng lực của Bộ trong công tác điều phối và tư vấn cho các Bộ ngành liên quan. Từ đó, dự án hỗ trợ việc xây dựng và triển khai các NAMA và MRV thu hút nguồn hỗ trợ quốc tế.
Dự án có năm mục tiêu chính, tương ứng với các hoạt động như sau:
1. Xây dựng năng lực thể chế cho Bộ TN&MT để điều phối, xây dựng và thực hiện NAMA.
Dự án tư vấn về việc hình thành một cơ chế điều phối về NAMA và trợ giúp việc thiết lập cơ chế đó trong Bộ TN&MT. Những hoạt động chính bao gồm:
2. Xác định và xây dựng hai NAMA khả thi
Hai đề xuất NAMA khả thi, bao gồm các nghiên cứu khả thi, các hệ thống MRV và các kế hoạch tài chính, sẽ được xây dựng và gửi tới các nhà tài trợ tiềm năng để kêu gọi tài trợ. Các hoạt động chính bao gồm:
3. Hỗ trợ việc thiết lập một hệ thống MRV quốc gia
Dự án hướng tới việc tăng cường năng lực của Việt Nam trong báo cáo về BĐKH, và hỗ trợ Bộ TN&MT thiết lập một hệ thống MRV, trong đó có thông tin về nỗ lực giảm nhẹ phát thải từ các NAMA ngành. Các hoạt động chính gồm:
4. Tăng cường năng lực đàm phán quốc tế về khí hậu
Mục tiêu nhằm tăng cường về nội dung, kỹ năng đàm phán, và hậu cần cho đoàn đàm phán của Việt Nam tại các hội nghị BĐKH của Liên Hợp Quốc (LHQ). Những hoạt động chính bao gồm:
5. Hỗ trợ Việt Nam xây dựng Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC).
Trong khuôn khổ các mục tiêu, dự án hỗ trợ Việt Nam xây dựng dự kiến đóng góp do quốc gia tự quyết định (INDC) đầy tham vọng của mình phù hợp với hiệp ước quốc tế mới. Trên hết, dự án hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng hợp phần giảm nhẹ cho INDC. INDC của Việt Nam đã được đệ trình lên Ban thư ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc vào cuối tháng 9 năm 2015. Các hoạt động chính gồm:
Thêm vào đó, dự án cũng hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược quốc gia để triển khai thực hiện Hiệp định Paris.